Đây là bài viết dành cho những người giúp việc nhà, tạp vụ văn phòng, các bà các mẹ hãy tham khảm chút thông tin, các kĩ năng cơ bản về cách giặt quần áo bằng tay và bằng máy để có thêm kinh nghiệm sống nhé. Có nhiều người cho rằng đây là việc đơn giản mà ai cũng biết, tuy nhiên để giặt quần áo sạch, nhanh, tiết kiệm nước, xà phòng, không bị phai màu, không bị lẫn màu giữa các loại quần áo thì không phải ai cũng nắm được.
Hình ảnh minh họa: cách giặt quần áo
1. Nguyên tắc chung về giặt quần áo đúng cách
Phân loại quần áo trước khi giặt
- Các loại vải không giặt bằng nước nóng: tất cả các mặt hàng không giữ màu, hàng len, tơ tằm, sợi tổng hợp (ni lông, orlon, perlon, rayonne…) không giặt được bằng nước nóng.
- Phân loại áo trắng và áo màu.
- Hóa chất thường sử dụng để giặt: xà phòng, hóa chất tẩy trắng (nước Javel), nước xả vải
Hình ảnh minh họa: cách giặt quần áo
2. Cách giặt quần áo bằng tay
Chuẩn bị: nước, xà phòng, nước xả vải, chậu giặt, phân loại quần áo màu, phân loại quần áo sáng, lộn trái quần áo trước khi giặt để tránh phai màu. Người giúp việc nên kiểm tra các túi trong quần áo để tránh gia chủ làm quên đồ đạc, giấy tờ quan trọng, tiền bạc và gửi trả lại gia chủ.
Buớc 1: Ngâm xà phòng.
- Cho xà fòng vào 1 chậu nuớc, khuấy xà fòng tan, rồi cho quần áo vào ngâm 15 phút.
- Ngâm để riêng đồ có mầu và áo trắng vào 2 chậu khác nhau, nếu không áo mà bị ra mầu thì dính hết vào áo kia.
Bước 2: Giặt kĩ các chỗ bẫn.
- Sau khi 15 phút xong, vò cổ áo và tay áo, tìm xem có chỗ nào bẩn thì vò, vò xong bỏ sang 1 chậu riêng.
- Xử lý các vết bẩn đặc biệt bằng hóa chất, hoặc các mẹo nêu ở bên dưới.
Bước 3: Làm sạch xà phòng
- Đổ nước vào để làm sạch xà phòng, sau khỏang 3 lần nước là hết xà phòng.
- Có thể dùng các loại nước xả vải để làm sạch xà phòng nhanh hơn, tiết kiệm nước và công sức nếu có.
Hình ảnh minh họa: cách giặt quần áo bằng tay
3. Cách giặt quần áo bằng máy
3.1. Các lưu ý quan trọng cần biết trước khi sử dụng máy giặt
Chọn nhiệt độ: Trước khi giặt đồ, bạn cần chú ý đọc kĩ hướng dẫn bảo quản sản phẩm có may đính kèm trên áo, quần. Bạn cần nhớ vài quy tắc sau:
- Nước lạnh dùng cho các loại vải bình thường, vải dễ co rút và những màu tối.
- Nước ấm dùng cho quần áo có độ bẩn vừa và các loại sợi vải nhân tạo.
- Nước nóng khuyên dùng cho những quần áo thật sự bẩn, những loại có màu sáng.
Giữ màu trắng sáng : Khi quần áo trắng của bạn ngả sang màu xám hoặc ố vàng, bạn hãy xem xét việc sử dụng chất tẩy rửa liều lượng vừa phải và giặt trong nước nóng để giữ độ trắng sáng. Thực hiện bằng giặt tay công đoạn này.
Ngăn chặn bạc màu: Những chiếc quần jeans màu đen yêu thích của bạn sẽ không còn đậm màu và đẹp như ban đầu nữa sau vài lần giặt. Hãy lưu ý trở mặt trái của quần trước khi giặt. Điều này sẽ giảm phai màu hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý kiểm tra nhiệt độ nước, quá nóng sẽ làm thay đổi màu những sản phẩm có màu tối.
Ngăn chặn co rút: Nếu quần áo bị co rút lại, đừng vội đổ lỗi cho chiếc máy sấy. Hầu hết hiện tượng co rút này xảy ra trong lúc giặt. Cách tốt nhất để tránh tình trạng này là xem kĩ quy định bảo quản sản phẩm ghi trên nhãn. Nếu nó cho phép giặt máy, hãy sử dụng nước lạnh và không chọn chế độ giặt mạnh.
Sản phẩm ra màu: Đối với những sản phẩm lần đầu giặt, tốt nhất là bạn nên giặt bằng tay và giặt riêng từ món. Nếu có ra màu, bạn phải tiếp tục giặt riêng trong ít nhất hai lần nữa. Điều này sẽ an toàn cho tất cả các sản phẩm khác khi giặt chung về sau.
Hình ảnh minh họa: cách giặt quần áo bằng máy
Lưu ý với đồ lót: Đối với đồ lót, chúng rất dễ bị mòn và giãn một cách nhanh chóng nếu như giặt cùng với nhiều sản phẩm quần áo khác. Tốt nhất là bạn nên giặt tay bằng nước lạnh. Nếu không, bạn nên trang bị túi vải lưới để đựng riêng những món đồ này khi giặt máy.
Chọn chất tẩy rửa phù hợp: Bột giặt truyền thống hoạt động hiệu quả trong việc làm sạch quần áo. Tuy nhiên, nó lại không lý tưởng để giặt máy vì có quá nhiều bọt. Bạn đừng lầm tưởng rằng càng nhiều bọt thì sẽ giặt sạch hơn. Thực tế, nó dễ tích tụ chất bẩn và bám vào các khe kẽ của máy giặt. Những “phiên bản” bột giặt dành riêng cho máy cũng ra đời với nhiều cải tiến, ít bọt và khả năng tẩy rửa tương đương. Một lời khuyên, hãy thay thế bột giặt bằng các loại nước giặt thế hệ mới, với tính tẩy rửa ưu việt hơn, an toàn cho quần áo và máy móc
Hình ảnh minh họa: cách giặt quần áo bằng máy
Bước 1: Kiểm tra quần áo
Trước khi cho quần áo vào lồng giặt, chắc chắn là tất cả túi của quần áo không còn gì ở trong. Bất cứ những vật nhỏ nào cũng có thể gây tắc cho van xả nước khi nó hoạt động.
Bước 2: Phân loại quần áo
- Màu: Phân loại đồ giặt theo màu. Quần áo trắng và quần áo mầu không giặt chung với nhau.
- Loại vải: Tách những quần áo theo những loại vải khác nhau. Với loại vải mỏng thường hãy giặt ở chương trình giặt nhẹ nhàng. Những loại vải đặc biệt như đồ len nên dùng chương trình cho đồ len. Có chương trình giặt len đặc biệt cho loại quần áo bằng len dạ.
- Mức độ bẩn: Phân loại quần áo theo mức độ bẩn vừa hoặc bẩn nặng. Những quần áo không bẩn nhiều hãy giặt ở chương trình giặt ngắn. Với quần áo bẩn ít hãy giặt ở chương trình không có quá trình giũ qua.
- Bạn nên để những đồ giặt nhỏ vào trong túi giặt trước khi cho vào trong máy giặt.
Hình ảnh minh họa: cách giặt quần áo bằng máy
Bước 3: Sử dụng bột giặt và chất làm mềm vải
Ngăn đựng chất giặt tẩy có 3 ngăn nhỏ:
- Ngăn giặt sơ bộ/ giũ qua (Pre-washing)
- Ngăn giặt chính (Washing)
- Ngăn chất làm mềm vải (Softener)
Trong ngăn giặt chính có hai chế độ sử dụng chất giặt. Nếu sử dụng chất giặt dạng bột thì để lẫy màu xanh ở vị trí nằm ngang, nếu sử dụng chất giặt dạng lỏng thì phải để lãy màu xanh ở vị nằm dọc. Để sử dụng tại vị trí nằm dọc cần kéo lẫy màu xanh ra khỏi vị vị trí nămg ngang, sau đó hạ thẳng xuống theo phương dọc.
Cho chất giặt và chất làm mềm vải vào trong ngăn đựng chất giặt tẩy
Lưu ý: Lượng chất giặt và chất làm mềm vải được sử dụng phụ thuộc vào :
- Số lượng quần áo được giặt
- Mức độ bẩn sạch của quần áo.
- Nồng độ Ph trong nước (thông tin về nguồn nước có thể lấy từ nhà mày nước cung cấp cho khu vực đó)
- Khi sử dụng chất làm mềm vải không nên đổ cao hơn vạch MAX đã cho ở trong ngăn.
Hình ảnh minh họa: cách giặt quần áo bằng máy
Bước 4: Chọn chương trình giặt
Khi chọn chương trình giặt, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
- Bặt máy giặt bằng cách nhấn nút bật /tắt nguồn
- Nhấn nút chọn chương trình để nút chọn nhô ra
- Chọn chương trình giặt bằng cách xoay nút chọn
Khi chọn chương trình giặt, bạn sẽ thấy các thông tin sau trên màn hình hiển thị
- Các chu trình giặt: Giũ qua, Giặt, Giũ, Vắt khô
- Số vòng vắt
- Số chương trình giặt
- Các chức năng bổ trợ: giặt thêm, giặt nặng, giặt mạnh
Có 4 loại chương trình giặt:
- Chương trình giặt thường/ Normal programmes
- Chương trình giặt nhẹ nhàng/ Delicate programmes
- Chương trình giặt vải len/Wool programmes
- Chương trình giặt bổ trợ/Auxillary programmes
Các chương trình giặt thường
|
Các chương trình giặt nhẹ nhàng
|
Chương trình giặt
vải len
|
Các chương trình giặt bổ trợ
|
1. Giặt nước lạnh2. Giặt nhanh 30 phút3. Giặt ở 300C
4. Giặt ở 400C
5. Giặt ở 600C
6. Giặt ở 900C
7. Giũ qua,giặt ở 600C
|
- Giặt nước lạnh
- Giặt ở 300C
10. Giặt ở 400C
11. Giặt ở 600C
| 12. Giặt nước lạnh13. Giặt ở 350C | 14. Giũ15. Vắt khô16. Xả/kết thúc
|
Bước 5: Nhấn nút và hoàn thành
Hình ảnh minh họa: máy giặt
4. Câu hỏi thường gặp khi giặt quần áo bằng tay hoặc bằng máy
4.1. Ngâm quần áo màu trắng trong thuốc tẩy qua một đêm, quần áo sẽ trắng hơn?
- Sai: Chlorine trong thuốc tẩy có tác dụng loại bỏ vết bẩn. Tuy nhiên, nó chỉ hoạt động trong 15 phút đầu tiên khi tiếp xúc với quần áo. Các lọ thuốc tẩy đều hướng dẫn thời gian cụ thể nên ngâm quần áo trong dung dịch. Ngâm đồ quá lâu trong thuốc tẩy khiến vải mau rách hơn.
4.2 Nếu áo bị dính vết gỉ, chỉ còn cách dùng nó làm giẻ lau?
- Sai: Vết gỉ sét dính trên áo thường do máy giặt, máy sấy hoặc các phụ tùng bằng kim loại trên đồ bị gỉ sét. Để tẩy vết gỉ bạn dùng hỗn hợp nước chanh và nước với tỷ lệ 50/50 thoa lên vết gỉ và để yên khoảng 30 phút trước khi giặt sạch.
4.3. Nếu chiếc áo len của bạn bị co nhúm sau khi giặt, bạn đành phải vứt nó vào xó tủ?
- Sai: Bạn có thể làm cho chiếc áo giãn ra bằng cách nhúng nó vào nước lạnh với một ít dầu xả tóc. Sau đó, bạn quấn áo bằng khăn lông và phơi trên bề mặt phẳng đến khi áo khô.
Hình ảnh minh họa: cách giặt quần áo bằng máy
4.4. Bạn có thể làm cho gối phồng lên sau khi giặt
- Đúng: Gối sau khi giặt thường bị xẹp và không êm như ban đầu. Nguyên nhân vì các sợi lông bên trong gối vẫn chưa hoàn toàn khô. Bạn không thể nào tháo gối ra để kiểm tra được. Vì vậy, hãy bỏ một quả bóng tennis vào máy sấy trong vòng 30 phút cuối cùng. Bóng tennis nảy tưng trong máy giúp đánh phồng gối. Đồng thời, bóng giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn và sấy khô tất cả mọi sợi lông bên trong gối.
4.5. Đặt quần áo vào ngăn đá tủ lạnh là việc ngớ ngẩn
- Sai: Thời gian tốt nhất để là (ủi) quần áo là khi chúng còn hơi ẩm. Nếu bạn lấy quần áo ra khỏi máy sấy khi chúng còn ẩm nhưng lại không có thời gian là, hãy bọc chúng lại bằng bao ni-lông. Sau đó, bạn cho bọc quần áo vào ngăn đá tủ lạnh trong vài ngày. Mẹo nhỏ này giúp quần áo không bị mốc, thâm và là mau thẳng.
4.6. Máy giặt “ăn” mất chiếc tất của bạn
- Đúng: Những vật nhẹ và nhỏ như tất thường bị hút vào ống thoát nước của máy giặt. Để khắc phục, bạn nên đặt những quần áo nặng hơn như jeans, áo len… ở dưới và tất, quần lót… ở trên. Bạn cũng có thể cho những món nhỏ vào túi lưới để tránh thất lạc. Nên kiểm tra ống thoát nước thường xuyên để tránh tình trạng bị nghẹt hoặc mùi hôi đọng lại.
Hình ảnh minh họa: cách sử dụng máy giặt
4.7. Nếu chiếc áo đỏ bị phai và lem màu ra chiếc áo trắng thì đành chịu
- Sai: Chỉ cần bạn chưa bỏ chiếc áo dính màu vào máy sấy, mọi việc vẫn cứu vãn được. Bạn có thể dùng thuốc tẩy màu nhuộm để tẩy cho chiếc áo bị lem.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét